Trong bài đánh giá đầu tiên về rủi ro Sức Khỏe của chất vi nhựa trong nước máy và nước đóng chai, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: Hạt vi nhựa "dường như không gây rủi ro cho sức khỏe ở mức hiện tại" nhưng phát hiện quan trọng đi kèm với một cảnh báo lớn - những thông tin có sẵn còn hạn chế, cần nhiều nghiên cứu hơn về hạt vi nhựa và cách chúng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Sở Y tế Công cộng, Môi trường và Xác định xã hội tại WHO cho biết: "Rất cần thiết để chúng ta biết thêm về tác động sức khỏe của hạt vi nhựa bởi chúng có ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước uống".
WHO cho biết, họ không khuyến nghị việc theo dõi thường xuyên hạt vi nhựa trong nước uống và nói rằng, những lo ngại về hạt vi nhựa không nên đánh lạc hướng các nhà cung cấp và cơ quan quản lý nước trong việc loại bỏ mầm bệnh vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh tiêu chảy chết người.
Hạt vi nhựa "dường như không gây rủi ro cho sức khỏe ở mức hiện tại" nhưng không có nghĩa là chúng vô hại.
Không phải là mối nguy hiểm nhưng cũng không "vô hại"
Trong phân tích của mình, WHO đã xem xét ba mối nguy tiềm ẩn liên quan đến vi hạt: các hạt vật lý, hóa chất và các vi sinh vật có thể tự gắn vào vi hạt.
Theo báo cáo, dựa trên các bằng chứng hạn chế có sẵn, hóa chất và mầm bệnh vi khuẩn là mối quan tâm thấp đối với sức khỏe con người. Hạt vi nhựa lớn hơn 150 micromet không có khả năng được hấp thụ trong cơ thể con người và sự hấp thu của các hạt nhỏ hơn dự kiến sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, sự hấp thụ của các hạt vi nhựa rất nhỏ, bao gồm phạm vi kích thước nano có thể cao hơn.
Báo cáo bổ sung, không đủ thông tin để đưa ra kết luận về độc tính của hạt nano, nhưng không có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy nó là một mối quan tâm.
Alice Horton - một nhà khoa học tại Trung tâm Hải dương học Quốc gia cho biết: "Cho đến nay không có dữ liệu nào cho thấy hạt vi nhựa gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là chúng vô hại.
Do đó, cần hiểu cách thức và nơi tiếp xúc với hạt vi nhựa để hiểu được bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra".
Tiến sĩ Andrew Mayes, giảng viên cao cấp về hóa học tại Đại học East Anglia (Anh) cũng khẳng định, báo cáo của WHO có thể sẽ là một cứu cánh cho những người lo ngại về mức độ hạt vi nhựa trong nguồn cung cấp nước của chúng ta.
Con người nên giảm thiểu lượng rác thải nhựa tuôn ra đại dương.
"Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, trong khi rủi ro đối với sức khỏe của hạt vi nhựa khi uống nước có thể thấp, vẫn cần tiếp tục giảm thiểu nhựa vào môi trường để ngăn chặn vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Điều này có thể thực hiện thông qua việc quản lý chất thải tốt hơn và thực hiện các chương trình khuyến khích; chính phủ nên ưu tiên các hành động như vậy trong chiến lược toàn cầu để giảm thiểu lượng rác thải nhựa tuôn ra đại dương (vốn được viết đến là "bồn rửa cuối cùng" cho tất cả chất thải)".
Báo cáo của WHO đã không nhắc đến những cách khác con người có thể sử dụng và hấp thụ vi nhựa, bao gồm cả thực phẩm và không khí. Tuy nhiên, một báo cáo trong tương lai gần sẽ đánh giá được những rủi ro này.
Theo kết quả của một nghiên cứu gần đây, chúng ta đang tiêu thụ trung bình 5 gram nhựa mỗi tuần, tương đương với một chiếc thẻ tín dụng.
Ông Horton cho biết: "Điều quan trọng là đặt mối quan tâm về việc tiếp xúc với hạt vi nhựa từ nước uống vào bối cảnh: Chúng ta tiếp xúc rộng rãi với loại hạt này trong cuộc sống hàng ngày thông qua nhiều nguồn mà trong đó nước uống chỉ là một. Thay vì tập trung vào một lộ trình tiếp xúc, chúng ta cần có sự hiểu biết rộng hơn về các nguồn và sự tương tác rộng hơn của hạt vi nhựa trong môi trường".
Theo kết quả của một nghiên cứu gần đây, chúng ta đang tiêu thụ trung bình 5 gram nhựa mỗi tuần.
Các hạt nhựa nhỏ có trong nước uống của chúng ta theo một số cách, nhưng chủ yếu qua mưa hay tuyết, nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Các chai và nắp nhựa được sử dụng cũng có thể là nguồn hạt vi nhựa trong nước uống, báo cáo cho biết thêm.
Báo cáo bổ sung, việc xử lý có thể loại bỏ hơn 90% hạt vi nhựa khỏi nước thải, với mức loại bỏ cao nhất đến từ xử lý bậc ba như lọc.
WHO cho biết, điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề sức khỏe quan trọng hơn của nước không được xử lý đầy đủ hoặc không được xử lý, với ước tính khoảng 2 tỷ người uống nước bị ô nhiễm phân trên toàn cầu. Trong năm 2016, 485.000 ca tử vong liên quan đến tiêu chảy được cho là do nước uống bị ô nhiễm vi khuẩn.
"Bằng cách giải quyết vấn đề lớn hơn về việc tiếp xúc với nước bị ô nhiễm (phân), các cộng đồng có thể đồng thời giải quyết mối quan tâm nhỏ hơn liên quan đến hạt vi nhựa", WHO nói.
Cái chết thương tâm của người vợ là đoạn kết cho những ngày tháng bị gã chồng cuồng ghen bạo hành như nô lệ. Điều phẫn uất hơn, sau khi giết, đối tượng rạch bụng vợ rồi phi tang xuống giếng sâu.
Một loại thuốc đang gây tranh cãi khi được quảng cáo có khả năng điều trị ung thư, mang lại hy vọng cho hàng triệu phụ nữ đang chiến đấu với bệnh lạc nội mạc tử cung. Đó là Dichloroacetate.
Tinh dầu tầm xuân (rosehip oil) thường có màu vàng, dạng sánh lỏng, trong vắt, chứa vô vàn loại dưỡng chất giúp ngăn chặn quá trình lão hóa của làn da.
Để giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, một nhóm học sinh cấp II ở Philippines đã gom nhặt những đống phân chó thải bậy trên đường xử lý thành vật liệu xây dựng.
Dù hầu hết đặc điểm cơ thể đều là di truyền, một số bộ phận cơ thể vẫn có thể tiết lộ nhiều thông tin thú vị về tính cách cũng như những điều đặc biệt khác về bản thân.
bình luận 0
Độc giả vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Gửi bình luậnThông tin cá nhân
×